Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2016

Tư vấn đòi nợ thuê: đòi gốc và lãi số nợ

Vào ngày 8 tháng 9 năm 2011, tôi có cho 1 người bạn – B mượn số tiền là 8 triệu đồng, hai bên kí giấy thỏa thuận, có nhân chứng thứ 3 là B sẽ trả tôi số tiền 10 triệu 400 ngàn, trả trong 4 tháng, mỗi tháng 2 triệu 600 ngàn, bắt đầu từ ngày 8 tháng 11 năm 2011, kết thúc ngày 8 tháng 2 năm
2012.
Còn 1 việc nữa là vào tháng 8 năm 2009 tôi có mua 1
laptop Dell trị giá 20.270.000 đồng <bao gồm giá trị của máy, thuế và lãi
xuất trả góp trong 24 tháng>. Rồi vào ngày 6 tháng 1 năm 2010 B làm mất
laptop cùng giấy tờ xe, giấy tờ tùy thân và 1 số tài sản trong balô của tôi
<có trình báo công an>. Sau đó B và gia đình bồi thường cho tôi laptop
Asus trị giá 12.788.600 đồng và hứa sẽ bồi thường thêm phần chênh lệch giữa 2
máy cho tôi.
Trong suốt thới gian B ở trọ tại nhà tôi, tôi luôn
giúp đỡ B, cho B mượn laptop sử dụng <cả laptop Dell lẫn Asus>, cho mượn
xe đi học, đi làm <chiếc xe B làm mất giấy tờ của tôi>. Ngay cả tiền trọ
1 tháng 500 ngàn B cũng trả không đủ <ở hơn 2 năm nhưng chỉ trả tiền thuê
được vài lần>.
Giấy tờ kí kết rất rõ ràng, nhưng sau đó người này bỏ
về quê, không chủ động liên lạc trả tiền cho tôi, và có ý lẫn tránh, rất nhiều
lần tôi gọi điện, nhắn tin yêu cầu trả tiền nhưng không thấy hồi âm.
Chuyện đã hơn 2 năm nay, tình cờ tôi tìm được facebook
của B, nhắn tin rằng tôi sẽ gửi đơn kiện thì B mới vội vàng trả lời rằng cho B
số tài khoản ngân hàng, mỗi tháng B trả tôi 500 ngàn, đã vậy B còn bảo cuối
tháng 3 năm 2014 mới bắt đầu trả cho tôi.
Tôi có nói rõ với B, số tiền 8 triệu tôi cho B mượn là
tiền của người khác <vì lúc đó B cần tiền nên nhờ tôi mượn giúp>, B biết
rõ điều đó nhưng rồi không trả, khiến tôi phải gánh nợ 1 mình. Trong 2 năm qua
số tiền nợ mà tôi gánh đã hơn khoảng nợ 10 triệu 400 ngàn ban đầu rất nhiều.
Đã rất nhiều lần B hứa sẽ trả tiền cho tôi nhưng sau
đó bỏ trốn, giờ thấy tôi nói như vậy B lại hứa trả, tôi có nói nếu B thật sự
muốn trả tiền cho tôi thì phải chủ động tìm tôi chứ không phải trốn hơn 2 năm
nay, cho đến khi tôi tìm thấy facebook của B thì B mới chịu hứa trả. Và tôi
cũng không đồng ý khoảng tiền B hứa trả là 500 ngàn 1 tháng như vậy, tôi muốn
mỗi tháng B phải trả 2 triệu 600 ngàn cho đến khi dứt số tiền 10 triệu 400 ngàn
đã mượn, sau đó thanh toán phần bù tiền laptop cho tôi.
Vậy xin hỏi luật sư, tôi muốn khởi kiện B tội lừa đảo,
chiếm đoạt tài sản thì tôi có khả năng lấy lại số tài sản trên không, và B phải
trả giá cho tội của mình như thế nào?
Trong suốt 2 năm qua, số tiền 10 triệu 400 ngàn B nợ,
tôi có quyền lấy lãi suất không? Và phần bù laptop của tôi như vậy có hợp lý
không?
Xin quí luật sư giải đáp và hướng dẫn giúp tôi những
thủ tục và hồ sơ cần thiết để gửi đến tòa án.
Vì tôi cũng là sinh viên nên số tài sản trên là quá
lớn, tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ.
Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Hành vi của B là vay tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó. Hành vi này có dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự:
Điều 140. Tội
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 
1. Người nào có
một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá
trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng
nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm
đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn
vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng
đến ba năm:
 a) Vay,
mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng
các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm
đoạt tài sản đó;
 b) Vay,
mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng
các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp
dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
c) Dùng thủ
đoạn xảo quyệt;
d) Chiếm đoạt
tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Tái phạm
nguy hiểm;
e) Gây hậu quả
nghiêm trọng.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm
năm:
a) Chiếm đoạt
tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu
quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai
mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt
tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm
đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến
năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình
phạt này”.
Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi của mình, bạn cần viết đơn tố cáo B, kèm theo
các chứng cứ như giấy vay nợ/cam kết trả nợ, bản tự khai của người làm chứng việc
vay nợ, tin nhắn giữa bạn và B về việc này… gửi đến cơ quan công an phường, xã,
thị trấn nơi B cư trú. Khung hình phạt cho tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt
tài sản trị giá từ 4 triệu đến 50 triệu sẽ là: 
cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng
đến ba năm. Bên cạnh đó, bạn có thể yêu cầu B trả lãi đối với số tiền chậm trả theo
lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả
tại thời điểm thanh toán; đồng thời yêu cầu B bồi thường thiệt hại do việc chậm
trả gây ra (bạn phải nộp chứng cứ chứng minh thiệt hại và mức thiệt hại).

Cho vay Tiền Vàng không giấy tờ, Hướng dẫn đòi nợ nhanh

Em có cho một người bạn vay một số tiền là 2 cây vàng và một
ít tiền mặt, tổng số khoảng 100 triệu đồng cách đây đã 3 năm. Vì là người yêu
nên khi cho vay không có giấy tờ gì cả và cũng không có ai làm chứng. Người yêu
đã bỏ em đi lấy vợ, có mấy lần em gọi điện hỏi thì anh nói là sẽ trả nhưng
không có và còn nói chỉ trả 50 triệu thôi. Cứ như vậy đến giờ em vẫn chưa lấy
lại được một đồng nào cả.

Em muốn lấy lại số tiền trên thì có cách nào không anh?

Liệu em có thể làm một cái hợp đồng vay tiền viết một thời
gian vay gần đây mấy tháng và bảo anh ta kí vào có được không ạ?

có thể làm ơn gửi giúp em một cái hợp đồng vay trong trường
hợp của em dược không?

Trả lời:

Bạn hoàn toàn có thể nộp đơn khởi
kiện đến tòa án để yêu cầu người bạn trả nợ khoản vay. Tuy nhiên, khi cho vay bạn
không lập thành hợp đồng hay bất cứ giấy tờ nào khác chứng minh được việc bạn
cho người khác vay tiền. Nên yêu cầu của bạn khó có thể được tòa án chấp nhận
vì thiếu chứng cứ.

Tuy nhiên, nếu bạn và người vay cùng
ký xác nhận bằng văn bản công nhận khoản vay đó và giao hẹn ngày trả nợ, nếu
đến thời hạn đó mà bên vay không chịu trả tiền thì căn cứ vào giấy xác nhận nợ
đó bạn có thể khởi kiện ra tòa án để được giải quyết. Giấy nhận nợ chính là căn
cứ để tòa án buộc người bạn đó trả nợ cho bạn.

Bạn cũng phải lưu ý, thời hiệu khởi
kiện đối với vụ án dân sự trong trường hợp này là 02 năm kể từ ngày quyền lợi,
hợp pháp của mình bị xâm phạm theo quy định của Điều 159 Bộ luật tố tụng dân sự
năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung  một số
điều của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2011.

Vay nặng lãi không có khả năng chi trả

Chồng tôi vay nợ tiền nặng lãi chưa có khả năng trả nợ.Vào 20h ngày 18/6/2013,gia đình tôi đang ăn cơm thì có 2 thanh niên bịt mặt đi xe máy đến chém chồng tôi .Hai bên vật lộn nhau thì phát hiện ra 1 anh thanh niên là con trai chủ nợ.Con trai tôi sinh năm 1996 chạy tới can ngăn thì bị 1thanh niên kia chém vào đầu.Trong lúc đó,hai bên vật lộn nhau thì anh thanh niên kia chém về phía chồng tôi,lúc đó chồng tôi tránh được và khống chế ,con trai chủ nợ chỉ bị thương nhẹ.Tôi muốn hỏi Văn phòng luật sư là tình tiết vụ án như thế thì sẽ được giải quyết như thế nào?.Trong khi đó chiếc xe và dụng cụ gây án đã được công an thu hồi tại hiện trường

TRẢ LỜI:
Chào bạn.
Trên cơ sở thông tin bạn cung cấp, chúng tôi tư vấn như sau:
Con chủ nợ bị thương, con chị bị chém vào đầu, chủ nợ cho vay tiền lãi nặng, theo quy định của Bộ luật hình sự 2009, các tội hình sựcó thể bị truy tố gồm:
Điều 163. Tội cho vay lãi nặng
1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến
một năm.
2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà
tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%,
nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k
khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt
nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung
thân.
Điều 245. Tội gây rối trật tự công cộng
1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã
bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được
xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu
đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ
hai năm đến bảy năm:
a) Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách;
b) Có tổ chức;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công
cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.

Vạy tiền không có khả năng chi trả

Mong luật sư tư vấn cho tôi. thực sự tôi rối trí quá rôi. cảm ơn luật sư. mong luật sư tư vấn gấp cho tôi với.
tôi có mượn tiền 320 triệu trả lãi 10%/tháng. thời gian đầu công việc trôi
chảy thì tôi vẫn đóng lãi hằng thang. đến nay, tôi k còn khả năng chi
trả và cũng k có tài sản gì để mà trang trải. một điều nữa là chỉ co một
mình tôi đứng tên viết giấy tay. vợ tôi k hề biết về khoản vay nay
nhưng họ ép buộc tôi fải  viết giấy cam kết trả nợ phải có tên vợ tôi,
tôi k thể k viết vì k viết xã hội đen sẽ đánh đạp tôi nên tôi buộc phải
viết giấy nhưng vợ tôi chưa ký, chỉ có chữ ký của tôi.nay đến hạn trả nợ
nhưng tôi k còn khả năng chi trả vậy tôi ra trình diện và chịu mọi qd
của pháp luật có được k. công an có bảo vệ vợ con của tôi k vì thực sự
khoản nợ này do một mình tôi vay. nếu họ cho xã hội đen đến thì tôi phải
làm như thế nào.
Trả lời:
Theo như nội dung bạn trình bày thì bạn vay tiền nhưng không còn khả năng
chi trả (không có dấu hiệu bỏ trốn hay lừa đảo) thì hành vi này chưa đủ
cơ sở để khởi tố xử lý về mặt hình sự. Việc bạn ra trình diện là không
cần thiết trong trường hợp này.
Về trách nhiệm trả nợ của vợ bạn đối với khoản vay này thì còn phụ thuộcvào mục đích của việc vay tiền có nhằm phục vụ cho những nhu cầu thiếtyếu chung của gia đình hay không ? Nếu có thì vợ bạn phải liên đới chịutrách nhiệm.
Nếu bên cho vay có các hành vi như nhờ tới xã hội đen để gây thương tích,
đe dọa, uy hiếp, hủy hoại cưỡng đoạt tài sản của gia đình bạn, thì bạn
có thể liên hệ với công an địa phương để nhờ can thiệp và xử lý. Những
hành vi này tùy theo mức độ có thể bị xử phạt hành chính hoặc khởi tố
hình sự theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này bạn và cả gia
đình bạn đều được pháp luật bảo vệ.

sỉ túi xách tphcm giá rẻ, bỏ sỉ túi xách ở đâu, Lấy sỉ túi xách, Hoa túi, mibi