Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2016

Tư vấn đòi nợ thuê: đòi gốc và lãi số nợ

Vào ngày 8 tháng 9 năm 2011, tôi có cho 1 người bạn – B mượn số tiền là 8 triệu đồng, hai bên kí giấy thỏa thuận, có nhân chứng thứ 3 là B sẽ trả tôi số tiền 10 triệu 400 ngàn, trả trong 4 tháng, mỗi tháng 2 triệu 600 ngàn, bắt đầu từ ngày 8 tháng 11 năm 2011, kết thúc ngày 8 tháng 2 năm
2012.
Còn 1 việc nữa là vào tháng 8 năm 2009 tôi có mua 1
laptop Dell trị giá 20.270.000 đồng <bao gồm giá trị của máy, thuế và lãi
xuất trả góp trong 24 tháng>. Rồi vào ngày 6 tháng 1 năm 2010 B làm mất
laptop cùng giấy tờ xe, giấy tờ tùy thân và 1 số tài sản trong balô của tôi
<có trình báo công an>. Sau đó B và gia đình bồi thường cho tôi laptop
Asus trị giá 12.788.600 đồng và hứa sẽ bồi thường thêm phần chênh lệch giữa 2
máy cho tôi.
Trong suốt thới gian B ở trọ tại nhà tôi, tôi luôn
giúp đỡ B, cho B mượn laptop sử dụng <cả laptop Dell lẫn Asus>, cho mượn
xe đi học, đi làm <chiếc xe B làm mất giấy tờ của tôi>. Ngay cả tiền trọ
1 tháng 500 ngàn B cũng trả không đủ <ở hơn 2 năm nhưng chỉ trả tiền thuê
được vài lần>.
Giấy tờ kí kết rất rõ ràng, nhưng sau đó người này bỏ
về quê, không chủ động liên lạc trả tiền cho tôi, và có ý lẫn tránh, rất nhiều
lần tôi gọi điện, nhắn tin yêu cầu trả tiền nhưng không thấy hồi âm.
Chuyện đã hơn 2 năm nay, tình cờ tôi tìm được facebook
của B, nhắn tin rằng tôi sẽ gửi đơn kiện thì B mới vội vàng trả lời rằng cho B
số tài khoản ngân hàng, mỗi tháng B trả tôi 500 ngàn, đã vậy B còn bảo cuối
tháng 3 năm 2014 mới bắt đầu trả cho tôi.
Tôi có nói rõ với B, số tiền 8 triệu tôi cho B mượn là
tiền của người khác <vì lúc đó B cần tiền nên nhờ tôi mượn giúp>, B biết
rõ điều đó nhưng rồi không trả, khiến tôi phải gánh nợ 1 mình. Trong 2 năm qua
số tiền nợ mà tôi gánh đã hơn khoảng nợ 10 triệu 400 ngàn ban đầu rất nhiều.
Đã rất nhiều lần B hứa sẽ trả tiền cho tôi nhưng sau
đó bỏ trốn, giờ thấy tôi nói như vậy B lại hứa trả, tôi có nói nếu B thật sự
muốn trả tiền cho tôi thì phải chủ động tìm tôi chứ không phải trốn hơn 2 năm
nay, cho đến khi tôi tìm thấy facebook của B thì B mới chịu hứa trả. Và tôi
cũng không đồng ý khoảng tiền B hứa trả là 500 ngàn 1 tháng như vậy, tôi muốn
mỗi tháng B phải trả 2 triệu 600 ngàn cho đến khi dứt số tiền 10 triệu 400 ngàn
đã mượn, sau đó thanh toán phần bù tiền laptop cho tôi.
Vậy xin hỏi luật sư, tôi muốn khởi kiện B tội lừa đảo,
chiếm đoạt tài sản thì tôi có khả năng lấy lại số tài sản trên không, và B phải
trả giá cho tội của mình như thế nào?
Trong suốt 2 năm qua, số tiền 10 triệu 400 ngàn B nợ,
tôi có quyền lấy lãi suất không? Và phần bù laptop của tôi như vậy có hợp lý
không?
Xin quí luật sư giải đáp và hướng dẫn giúp tôi những
thủ tục và hồ sơ cần thiết để gửi đến tòa án.
Vì tôi cũng là sinh viên nên số tài sản trên là quá
lớn, tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ.
Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Hành vi của B là vay tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó. Hành vi này có dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự:
Điều 140. Tội
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 
1. Người nào có
một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá
trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng
nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm
đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn
vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng
đến ba năm:
 a) Vay,
mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng
các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm
đoạt tài sản đó;
 b) Vay,
mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng
các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp
dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
c) Dùng thủ
đoạn xảo quyệt;
d) Chiếm đoạt
tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Tái phạm
nguy hiểm;
e) Gây hậu quả
nghiêm trọng.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm
năm:
a) Chiếm đoạt
tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu
quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai
mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt
tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm
đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến
năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình
phạt này”.
Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi của mình, bạn cần viết đơn tố cáo B, kèm theo
các chứng cứ như giấy vay nợ/cam kết trả nợ, bản tự khai của người làm chứng việc
vay nợ, tin nhắn giữa bạn và B về việc này… gửi đến cơ quan công an phường, xã,
thị trấn nơi B cư trú. Khung hình phạt cho tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt
tài sản trị giá từ 4 triệu đến 50 triệu sẽ là: 
cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng
đến ba năm. Bên cạnh đó, bạn có thể yêu cầu B trả lãi đối với số tiền chậm trả theo
lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả
tại thời điểm thanh toán; đồng thời yêu cầu B bồi thường thiệt hại do việc chậm
trả gây ra (bạn phải nộp chứng cứ chứng minh thiệt hại và mức thiệt hại).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

sỉ túi xách tphcm giá rẻ, bỏ sỉ túi xách ở đâu, Lấy sỉ túi xách, Hoa túi, mibi