Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2016

Vay nặng lãi không có khả năng chi trả

Chồng tôi vay nợ tiền nặng lãi chưa có khả năng trả nợ.Vào 20h ngày 18/6/2013,gia đình tôi đang ăn cơm thì có 2 thanh niên bịt mặt đi xe máy đến chém chồng tôi .Hai bên vật lộn nhau thì phát hiện ra 1 anh thanh niên là con trai chủ nợ.Con trai tôi sinh năm 1996 chạy tới can ngăn thì bị 1thanh niên kia chém vào đầu.Trong lúc đó,hai bên vật lộn nhau thì anh thanh niên kia chém về phía chồng tôi,lúc đó chồng tôi tránh được và khống chế ,con trai chủ nợ chỉ bị thương nhẹ.Tôi muốn hỏi Văn phòng luật sư là tình tiết vụ án như thế thì sẽ được giải quyết như thế nào?.Trong khi đó chiếc xe và dụng cụ gây án đã được công an thu hồi tại hiện trường

TRẢ LỜI:
Chào bạn.
Trên cơ sở thông tin bạn cung cấp, chúng tôi tư vấn như sau:
Con chủ nợ bị thương, con chị bị chém vào đầu, chủ nợ cho vay tiền lãi nặng, theo quy định của Bộ luật hình sự 2009, các tội hình sựcó thể bị truy tố gồm:
Điều 163. Tội cho vay lãi nặng
1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến
một năm.
2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà
tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%,
nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k
khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt
nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung
thân.
Điều 245. Tội gây rối trật tự công cộng
1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã
bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được
xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu
đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ
hai năm đến bảy năm:
a) Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách;
b) Có tổ chức;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công
cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.

Vạy tiền không có khả năng chi trả

Mong luật sư tư vấn cho tôi. thực sự tôi rối trí quá rôi. cảm ơn luật sư. mong luật sư tư vấn gấp cho tôi với.
tôi có mượn tiền 320 triệu trả lãi 10%/tháng. thời gian đầu công việc trôi
chảy thì tôi vẫn đóng lãi hằng thang. đến nay, tôi k còn khả năng chi
trả và cũng k có tài sản gì để mà trang trải. một điều nữa là chỉ co một
mình tôi đứng tên viết giấy tay. vợ tôi k hề biết về khoản vay nay
nhưng họ ép buộc tôi fải  viết giấy cam kết trả nợ phải có tên vợ tôi,
tôi k thể k viết vì k viết xã hội đen sẽ đánh đạp tôi nên tôi buộc phải
viết giấy nhưng vợ tôi chưa ký, chỉ có chữ ký của tôi.nay đến hạn trả nợ
nhưng tôi k còn khả năng chi trả vậy tôi ra trình diện và chịu mọi qd
của pháp luật có được k. công an có bảo vệ vợ con của tôi k vì thực sự
khoản nợ này do một mình tôi vay. nếu họ cho xã hội đen đến thì tôi phải
làm như thế nào.
Trả lời:
Theo như nội dung bạn trình bày thì bạn vay tiền nhưng không còn khả năng
chi trả (không có dấu hiệu bỏ trốn hay lừa đảo) thì hành vi này chưa đủ
cơ sở để khởi tố xử lý về mặt hình sự. Việc bạn ra trình diện là không
cần thiết trong trường hợp này.
Về trách nhiệm trả nợ của vợ bạn đối với khoản vay này thì còn phụ thuộcvào mục đích của việc vay tiền có nhằm phục vụ cho những nhu cầu thiếtyếu chung của gia đình hay không ? Nếu có thì vợ bạn phải liên đới chịutrách nhiệm.
Nếu bên cho vay có các hành vi như nhờ tới xã hội đen để gây thương tích,
đe dọa, uy hiếp, hủy hoại cưỡng đoạt tài sản của gia đình bạn, thì bạn
có thể liên hệ với công an địa phương để nhờ can thiệp và xử lý. Những
hành vi này tùy theo mức độ có thể bị xử phạt hành chính hoặc khởi tố
hình sự theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này bạn và cả gia
đình bạn đều được pháp luật bảo vệ.

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2016

nợ khó đòi, nợ xấu tại TP HCM

tình trạng nợ khó đòi, nợ xấu là một hiện tượng khá phổ biến trên địa bàn TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ thời gian để chờ đợi, nên nhiều người đã đi thuê các công ty đòi nợ giùm. Thế nhưng đang có một nghịch lý là, từ một người chủ đi thuê họ lại trở thành con nợ của chính các công ty đó. Nguyên nhân vì sao?
Chủ nợ thành con nợ
Trao đổi với PV, luật sư Nguyễn Thạch Thảo, văn phòng Luật sư Nguyễn Thạch Thảo, đoàn Luật sư TP.HCM chia sẻ: "Trong quá trình hành nghề và tư vấn pháp luật, tôi đã chứng kiến nhiều trường hợp dở khóc dở cười. Từ vị thế của một người đang là chủ nợ, nhưng khi thuê công ty đòi nợ đi đòi nợ giùm, chính chủ nợ lại trở thành con nợ của các công ty này".
Anh N.T.T. (ngụ Q.Tân Bình, TP.HCM) cho biết: "Mới đây, tôi có người anh cho người quen vay số tiền 500 triệu đồng đã lâu không đòi được nên thuê công ty đòi nợ. Sau khi thỏa thuận xong xuôi, hai bên thống nhất công ty đi thu nợ được hưởng 40% hoa hồng của số tiền đòi được. Không hiểu họ làm thế nào mà bên nợ sợ quá đến gặp anh tôi xin trả trước 50%. Còn lại sang tháng sẽ trả. Biết chuyện, phía công ty đòi nợ thuê quay lại đòi anh tôi số tiền 200 triệu đồng (tương đương 40% số tiền cho vay). Quá hoảng, nhưng họ đe dọa, thậm chí, các đối tượng này còn không cho anh tôi thời gian để chuẩn bị tiền, yêu cầu phải trả ngay trong ngày. Thế là số tiền nhận được một nửa của bên nợ coi như mất trắng".
Một luật sư tại quận Gò Vấp cũng chia sẻ về một con nợ tương tự. Bà N.T.H. (ngụ Q.Bình Thạnh) cho một người bà con vay hơn 200 triệu đồng. Đòi mãi không được đành tìm đến một công ty đòi nợ thuê trên địa bàn quận với thỏa thuận 50%. Khi có công ty đòi nợ tìm đến, người này tìm đến bà T. để xin trả mỗi tháng hai triệu đồng. Bà T. đành chấp nhận. Nhưng phía công ty đòi nợ đâu cho bà T. yên, họ yêu cầu bà phải trả ngay 100 triệu đồng, nếu không sẽ có chuyện. Đã không có tiền, vả lại cũng chưa lấy được tiền nợ, nay bà T. lại vướng vào khoản nợ 100 triệu đồng với công ty đòi nợ. Không còn cách nào khác, bà T. bèn tìm đến trung tâm trợ giúp pháp lý để được tư vấn".
Sở dĩ có tình trạng trên là do người dân còn thiếu hiểu biết về pháp luật và tin vào những công ty đòi nợ thuê làm ăn theo kiểu xã hội đen. Theo khảo sát của PV, trên địa bàn TP.HCM hiện có hàng chục công ty hoặc tổ chức có chức năng đòi nợ thuê. Còn theo thống kê của cơ quan chức năng TP.HCM, tính đến cuối năm 2013, TP.HCM có khoảng 20 công ty có chức năng đòi nợ thuê hợp pháp. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động này vẫn còn tồn tại hình thức đòi nợ theo kiểu "đao búa".
Anh N.H.H., hiện là bảo vệ cho một công ty tại quận Tân Phú, từng là một nhân viên đòi nợ thuê cho biết, có lần một chủ nợ chây ỳ, các nhân viên đậu xe trước cửa nhà từ sáng sớm. Khi thấy chủ nợ vừa bước ra khỏi nhà là tới chào hỏi. Chủ nợ sợ hàng xóm biết mắc nợ, nên lí nhí trả lời rồi bước đi. Đến chiều, khi chủ nợ chuẩn bị đi rước con thì đám nhân viên đòi nợ liền nhắn tin: "Chị ơi, bọn em đang đợi bé trước cổng trường".
Anh H. bảo, chỉ chừng đó là con nợ phải tìm mọi cách để trả tiền rồi. Cũng theo một luật sư, các đối tượng thu nợ có đủ chiêu để đạt hiệu quả. Với các công ty, họ chỉ cần đậu chiếc xe ô tô có dòng chữ "thu nợ..." từ sáng tới tối, ngày này qua ngày khác, trước cổng công ty khiến con nợ mất uy tín, khó làm ăn. Đó là chưa kể đến các biện pháp mạnh tay khác.
Nghịch lý người thuê đòi nợ thành... con nợ   - Ảnh 1
Ngày 8/8, TAND TP.HCM tuyên Lê Hoàng Anh phạm tội giết người (đổ xăng lên người rồi đốt làm nạn nhân thương tích 29%) khi đi đòi nợ thuê với 9 năm tù.
Tránh dân sự hóa các vụ án hình sự
Thực tế trong thời gian qua, trên địa bàn TP.HCM đã xảy ra không ít vụ việc đòi nợ thuê có bóng dáng của các băng đảng xã hội đen hoạt động. Cách đây chưa lâu, vụ băng nhóm Hùng "trắng" và Nhật "heo" hỗn chiến giành giật nhau trong việc đòi nợ thuê cho ông T. ở quận Bình Thạnh là một điển hình. Khi đó, ông T. cần đòi món nợ khoảng gần 4 tỉ đồng nên nhờ đến băng của Hùng "trắng". Tuy nhiên, trong một lần đòi được 50 triệu đồng song các đối tượng này chia nhau xài mà không trả cho ông N.. Biết chuyện, ông này lại thuê băng của Nhất "heo" đòi thay. Và chuyện đến tai Hùng, thế là hai bên quyết chiến. Sau đó, băng Hùng "trắng" đã bị lực lượng công an triệt phá.
Thế nên, nếu người dân không tỉnh táo mà rơi vào ma trận của các công ty đòi nợ thuê hoạt động kiểu này sẽ vô cùng tai hại. Chưa kể phí dịch vụ của loại hình này rất cao, dao động từ 25 - 50% của món nợ. Tuy nhiên, để người dân không phải chọn con đường này, cần có cái nhìn đúng hơn về tình trạng kiện cáo trong đòi nợ. Luật sư Thảo cho rằng, hệ thống pháp luật hiện nay còn nhiều thủ tục nhiêu khê cho người dân khi họ phải "vô phúc đáo tụng đình". Sau khi có bản án thắng kiện, giai đoạn thi hành án vẫn đầy cam go. Trong một số vụ cụ thể, con nợ lợi dụng giao dịch dân sự để vay mượn tiền, sau đó chiếm đoạt luôn và bỏ trốn. Nếu trường hợp này khởi kiện ra tòa thì đòi hỏi bên khởi kiện phải cung cấp được địa chỉ của bị đơn thì tòa mới thụ lý. Nhưng bị đơn lúc này đã bỏ trốn hoặc địa chỉ không rõ ràng thì tòa án không thể thụ lý được.
Cũng theo luật sư Thảo,  thực tế các hành vi chiếm đoạt tài sản của đương sự rồi bỏ trốn hiện nay vẫn đang là vòng luẩn quẩn khi các chủ nợ không biết cơ quan nào sẽ giải quyết vụ việc của mình. Vì nếu tố cáo ra cơ quan công an thì không được thụ lý giải quyết do đây chỉ là một dạng tranh chấp dân sự nên các đương sự phải khởi kiện ra tòa án giải quyết. Nhưng đến tòa án thì lại bị từ chối do đương sự không cung cấp được địa chỉ của bị đơn. Xét về góc độ pháp lý, khi các đối tượng trên nản lòng mà từ bỏ sự can thiệp của pháp luật, đồng nghĩa với việc họ cũng chấp nhận một vấn đề. Đó là chuyển giao vụ việc của mình cho một công ty làm không đúng pháp luật. Khi đó, những hậu quả pháp lý mà các công ty này sẽ sử dụng vào việc đòi nợ sẽ ít nhiều liên lụy đến người đã thuê đòi nợ.
Luật sư Thảo cho rằng, pháp luật đã tạo ra một hành lang pháp lý cho mọi người dân sống và làm việc trong khuôn khổ pháp luật. Tuy nhiên, đây đó vẫn còn một số cá nhân làm ảnh hưởng đến niềm tin của người dân. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần có hướng tháo gỡ, chỉ đạo cần thiết trong việc xác định tính chất pháp lý của vụ việc, tránh hiện tượng dân sự hóa các vụ án hình sự, dẫn đến tình trạng người dân mất phương hướng trong việc giải quyết sự việc thuê người đòi nợ.         
Có dấu hiệu của xã hội đen
Một cán bộ điều tra Công an TP.HCM cho biết, hiện một số công ty, tổ chức đòi nợ thuê có dấu hiệu của các băng đảng xã hội đen và đang nằm trong tầm ngắm theo dõi của cơ quan điều tra. Do vậy, người dân cần cẩn trọng với các dịch vụ này, tránh "tiền mất, tật mang".

Thứ Sáu, 5 tháng 9, 2014

Dịch vụ công ty đòi nợ thuê

Minh bạch giá để khẳng định chất lượng dịch vụ.


Cách thức xử lý kiện đòi nợ & Nội dung công việc dịch vụ kiện đòi nợ được sơ lược dưới đây như sau :


1. ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG :

Khách hàng yêu cầu kiện đòi nợ gồm :
 - Cá nhân đòi nợ cá nhân;
 - Cá nhân đòi nợ tổ chức;
 - Cá nhân đòi nợ doanh nghiệp;
 - Tổ chức đòi nợ cá nhân;
 - Tổ chức đòi nợ tổ chức;
 - Doanh nghiệp đòi nợ cá nhân;
 - Doanh nghiệp đòi nợ tổ chức;
 - Doanh ngiệp đòi nợ doanh nghiệp;

2. CÁC LOẠI NỢ  
 Các loại nợ mà Văn phòng luật sư chúng tôi có thể đảm nhận kiện đòi gồm :
 - Nợ phát sinh từ vay, mượn tài sản nhưng không thanh toán
 - Nợ phát sinh từ vi phạm hợp đồng ( Bao gồm các loại hợp đồng )
 - Nợ phát sinh từ trách nhiệm ngoài hợp đồng . . .

 3. TIẾP NHẬN HỒ SƠ NỢ

Cách thức tiếp nhận hồ sơ nợ được qua các bước như sau :
 Khách hàng cung cấp toàn bộ chứng từ hồ sơ nợ có liên quan gồm :

+ Nếu là doanh nghiệp thì hồ sơ gồm có :
 Giấy chứng nhận đang ký kinh doanh và toàn bộ chứng từ nợ nếu có như : Hợp đồng , hóa đơn, phiếu xuất kho, giấy xác nhận nợ . . .
 + Nếu là cá nhân thì hồ sơ gồm có :
 Giấy chứng minh nhân dân và toàn bộ chứng từ nợ làm bằng chứng nếu có như : Giấy xác nhận nợ, giấy hẹn nợ chứng từ vay mượn, mua bán . . .
 Lưu ý : (Quý khách chỉ cung cấp hồ sơ nợ bằng bảng photocopy, bảng chính hồ sơ nợ khách hàng tự giữ)
 - Trình bày sơ lược về nội dung của vụ nợ (có mẫu kèm theo)
 - Sau khi tiếp nhận hồ sơ nợ và thấy hồ sơ nợ có cơ sở kiện đòi. Văn phòng luật sư chúng tôi sẽ tiến hành ký hợp đồng dịch vụ pháp lý kiện đòi nợ với khách hàng. Đồng thời khách hàng sẽ ủy quyền cho Văn phòng luật sư chúng tôi được quyền đòi nợ. Mọi thủ tục giấy tờ chúng tôi cung cấp cho khách hàng.

4. XỬ LÝ HỒ SƠ NỢ
 Sau khi thủ tục tiếp nhận hồ sơ hoàn thành. Văn phòng luật sư chúng tôi tiến hành các bước như sau :

a. Bước thứ nhất là xác minh hồ sơ nợ :
 - Xác minh tính pháp lý hồ sơ nợ là xem xét đối chiếu lại toàn bộ chứng từ nợ của khách hàng cung cấp có đủ cơ sở pháp lý hay không.
 - Xác minh bên nợ có còn tồn tại trên thực tế hay không. Ví dụ như: Nếu người nợ là cá nhân thì người đó còn sống hay đã chết hoặc họ còn thường trú ở địa phương hay đã chuyển đi nơi khác . . .Nếu là doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó có còn hoạt động hay đã ngưng hoạt động, hoặc là đã chuyển trụ sở đi nơi khác hoặc đã giải thể hay đã bị phá sản
 - Xác minh sơ bộ về khả năng thanh toán nợ của người nợ. Ví dụ : Nếu bên nợ là doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó có nhiều tài sản hay không, có mắc nợ nhiều người hay không, có rơi vào trình trạng phá sản hay không ?. Nếu là cá nhân thì cá nhân đó có tài sản xe cộ nhà cửa gì không
 - Kết quả xác minh cho thấy một trong ba điều kiện như hồ sơ nợ không đủ cơ sở pháp lý hoặc người nợ không còn trên thực tế thì chúng tôi sẽ trả lại hồ sơ cho khách hàng bằng một văn bản chính thức.
 - Thời hạn xác minh mỗi hồ sơ nợ là không qua 30 ngày kể từ ngày nhận giấy tờ hồ sơ đầy đủ . Trong thời hạn xác minh chúng tôi vẫn tiến hành thu hồi nợ nếu người nợ có thanh toán. Nếu thu được nợ trong giai đoạn này khách hàng vẫn phải thanh toán tiền thù lao cho chúng tôi

b. Bước thứ hai là tiếp cận thương lượng thu hồi nợ :

- Qua quá trình xác minh hồ sơ nợ thấy hợp lệ. Chúng tôi tiến hành tiếp xúc người nợ bằng cách gửi thư mời hoặc gặp trực tiếp người nợ giải quyết. Trong thời gian này nếu người nợ có thiện chí hợp tác trả nợ thì chúng tôi sẽ thu hồi nợ theo phương thức thỏa thuận này nếu chủ nợ đồng ý .
 - Ngược lại trong thời gian chúng tôi tiếp cận bên nợ, mà người nợ tỏ thái độ không thiện chí trả nợ thì chúng tôi sẽ tiến hành những thủ tục pháp lý cần thiết kiện người nợ ra cơ quan pháp luật nếu chủ nợ có yêu cầu.

c. Bước thứ ba là kiện đòi nợ :

Sau khi tiếp cận bên nợ để thương lượng thu hồi nợ mà người nợ không có thiện chí hợp tác giải quyết nợ thì Văn phòng luật sư chúng tôi sẽ tiến hành những thủ tục pháp lý kiện bên nợ ra pháp luật giải quyết như :
 - Làm đơn khởi kiện
 - Nộp đơn khởi kiện
 - Tham gia vụ kiện khi có giấy triệu tập của tòa
 - Hướng dẫn làm đơn yêu cầu thi hành án . . .
 - Khách hàng phải tự chi phí cho vụ kiện như: (án phí, phí, lệ phí khác nếu có)
 - Trong giai đoạn này, chúng tôi sẽ cử người làm đại diện ra tòa thay cho khách hàng, đồng thời sẽ cử Luật sư tham gia tại tòa để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng khi thấy cần thiết.

5. TIỀN THÙ LAO & PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
 a. Tiền thù lao được tính như sau:
 - Thỏa thuận đòi được nợ thì tiền thù lao sẽ được tính từ : 10% đến 15% trên tổng giá trị nợ thu được . Tùy theo tính phức tạp của mọi hồ sơ
 - Đòi nợ bằng thủ tục khởi kiện thì tiền thù lao sẽ được tính từ 20% đến 25% trên tổng giá trị nợ thu được tùy theo tính phức tạp của mỗi hồ sơ

 b. Phương thức thanh toán tiền thù lao :

Có hai phương thức thanh toán tiền thù lao đó là :
Tiền thù lao đòi nợ theo thủ tục thỏa thuận và tiền thù lao đòi nợ theo thủ tục kiện đòi.

 Phương thức thanh toán tiền thù lao theo thủ tục thỏa thuận :
 Thỏa thuận với bên nợ đòi được nợ đến đâu thì trích % thanh toán đến đó.
 Phương thức thanh toán tiền thù lao theo thủ tục kiện đòi :
 Khách hàng phải ứng trước cho chúng tôi là 5% trên tổng giá trị nợ kiện đòi trước khi nộp đơn khởi kiện cho đến khi vụ kiện có Quyết định hoặc Bản án sơ thẩm hoặc phúc thẩm.
 Sau khi vụ kiện đã được xét xử bằng một quyết định hoặc bản án đã có hiệu lực thi hành. Trong giai đoạn này nếu bên nợ tự nguyện thanh toán thì chúng tôi tiếp tục thu nợ cho khách hàng, nếu bên nợ không tự nguyện thanh toán nợ thì chúng tôi sẽ làm đơn yêu cầu Đội thi hành án cưỡng chế thi hành.
 Trên đây chỉ là quy định mang tính chung nhất. Khách hàng có nhu cầu kiện đòi nợ, Chúng tôi sẽ ký kết bằng một hợp đồng chính thức với với nội dung được quy định đầy đủ quyền và nghĩa vụ cả hai bên, tiền thù lao và phương thức thanh toán sẽ được thỏa thuận lại một cách rõ ràng. 

Thứ Hai, 12 tháng 5, 2014

Tư vấn, hướng dẫn đòi nợ đúng pháp luật.

Tư vấn, hướng dẫn đòi nợ đúng pháp luật.
Chào luật sư, cháu có cho bạn cháu (trên 18 tuổi) mượn số tiền 20triệu (mượn lẻ nhiều lần và có ghi giấy nợ). Hạn trả là tháng 1/2014 và trong tháng 12/2013 cháu có tìm cách liên lạc để nhắc nhở nhưng ko liên lạc được với bạn cháu. Đến công ty bạn làm cũng ko kiếm được. Cháu đã qua tận nhà thưa chuyện với ba mẹ bạn cháu. Ba mẹ bạn ấy nói là cháu phải làm đơn gửi Công An để nhờ Công An giải quyết đi chứ ba mẹ bạn ấy ko biết gì hết. Xin luật sư hướng dẫn giúp cháu lấy lại số tiền theo đúng pháp luật ạ.


chào bạn,

Bạn liện hệ VPLS để được tư vấn hướng dẫn đòi nợ:



dịch vụ đòi nợ, dịch vụ đòi nợ thuê, dịch vụ đòi nợ thuê- sài gòn, dịch vụ đòi nợ thuê tại hà nội, công ty đòi nợ, công ty đòi nợ thuê, công ty đòi nợ thuê hcm, công ty đòi nợ thuê, công ty đòi nợ thuê tại đà nẵng, công ty đòi nợ thuê tphcm, công ty đòi nợ thuê thành công, công ty đòi nợ thuê ở hà nội, công ty đòi nợ thuê ở tphcm

Chúng tôi Cần thuê dịch vụ thu hộ nợ khó đòi.


Chào VPLS, 

chúng tôi Cần thuê dịch vụ thu hộ nợ khó đòi.
Khách hàng là công ty tại Tp. Hồ Chí Minh

chào bạn,

Bạn liện hệ VPLS để được tư vấn hướng dẫn đòi nợ:



dịch vụ đòi nợ, dịch vụ đòi nợ thuê, dịch vụ đòi nợ thuê- sài gòn, dịch vụ đòi nợ thuê tại hà nội, công ty đòi nợ, công ty đòi nợ thuê, công ty đòi nợ thuê hcm, công ty đòi nợ thuê, công ty đòi nợ thuê tại đà nẵng, công ty đòi nợ thuê tphcm, công ty đòi nợ thuê thành công, công ty đòi nợ thuê ở hà nội, công ty đòi nợ thuê ở tphcm

Hỏi đáp, tư vấn dịch vụ đòi nợ, dịch vụ đòi nợ thuê

Lời đầu tiên tôi xin kính chúc Luật sư có nhiều sức khỏe thông qua phương tiện internet tôi được biết địa chỉ Email của Luật sư.
Hôm nay tôi đang có vấn đề nan giải kính mong Luật sư sẽ giành chút thời gian nghiên cứu giúp đỡ,
Sự việc là Công ty tôi có bán một số dược liệu thuốc cổ truyền cho một trung tâm y tế huyện, tổng giái trị hợp đồng mà trung tâm y tế huyện này nợ chúng tôi là 2,123.000.000 đồng. vào ngày 07/04/2014 thì Công ty chúng tôi nhận được tin là giám đốc trung tâm y tế ngày đã bị truy tố và xet xử đang thụ án (ở tù) nhưng tôi nghe nói là do dính líu tới chuyện tài chính của trung tâm, theo tôi nghĩ giám đốc này bị truy tố  theo điều 280 và 285 bộ luật hình sự.
Trong khi đó thì kế toán trưởng đã bỏ trốn nhưng không biết tại sao đã quay về đầu thú khi nghe tin giám đốc bị xét xử ở tù.
Hiện tại trung tâm y tế này đã có giám đốc mới lên thay và Công ty tôi có đ đối chiếu Công nợ thì vị giám đốc này có ký xác nhận và đóng dấu. Công ty tôi cũng nhận được văn bản của Công an Huyện nơi trung tâm y tế này đóng trụ sở thì họ kêu đem các; hóa đơn, ủy nhiệm chi, hợp đồng giao dịch với trung tâm y tế này đến cơ quan công an để giải quyết vấn đề nơ mà trung tâm y tế đang thiếu Công ty chúng tôi.
Nay tôi muốn hỏi Luật sư.
1.      Với trường hợp vị giám đốc đang thụ án tù này đã chiếm đoạt tiền thuốc của Công ty chúng tôi thì Công ty chúng tôi giải quyết như thế nào, khi ông giám đốcnày đang ở tù.
2.      Số tiền thuốc của Công ty chúng tôi nếu do ông giám đốc này chiếm đoạt nhưng ông giám đốc mới của trung tâm lại ký xác nhận Công nơ thì ông giám đốc ở tù sẽ trả tiền cho Công ty chúng tôi hay là trung tâm y tế sẽ trả tiền cho chúng tôi.
3.      Với sự việc như trên thì việc đòi tiền của Công ty chúng tôi phải giải quyết như thế nào đẩ có thể sớm thu hồi lại số tiền.
4.      Trước khi lên làm việc với cơ quan Công an chúng tôi có cần phải viết một tờ tường trình chi tiết về việc mua bán thuốc giữa Công ty chúng tôi với trung tâm y tế để nêu rõ về số tiền mà trung tâm y tế đangnợ Công ty chúng tôi không.
5.      Chúng tôi có cần kiện kế toán trưởng này ra tòa án để đòi nợ hay không, nếu như kế toán trưởng và ông giám đốc đang ở tù là đồng phạm. với tình huống là kế toán trưởng đã bị công ty khác tố cáo về tội (lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản) nếu bà kế toán trưởng này đã bỏ trốn một thời gian và tự động quay về đầu thù thì bà này có bị khởi tố hình sự không?
6. vụ việc này nếu bên Trung tâm y tế không chịu trách nhiểm mà đùng đẩy qua ông giám đốc đã bị bắt giam thì vụ việc thu lại tiền bán hàng của Công ty chúng tôi là khó thu hồi phải không vây?
7. Con một điều này nữa tôi có cần đề nghị Cơ quan Điều tra cho Giám đốc đang bị bắt giam cùng xác nhận nợ, để tránh khi vụ án kết thúc thì lại lệch nhau về số liệu không vậy?
Vấn đề tôi hỏi hơi nhiều kính mong Luật sư chịu khó giúp đỡ cho một người với tâm trạng là nhân viên làm Công ăn lương lãnh nhiệm vụ giải quyết việc này cho Công ty, tuy nhiên do kỹ năng của tôi về pháp luật không nhiều vì tôi học bên kế toán nên rất mong Luật sư giúp đỡ.
Thân chào!


Bạn liện hệ VPLS để được tư vấn hướng dẫn đòi nợ:



dịch vụ đòi nợ, dịch vụ đòi nợ thuê, dịch vụ đòi nợ thuê- sài gòn, dịch vụ đòi nợ thuê tại hà nội,kinh doanh dịch vụ đòi nợ, công ty đòi nợ, công ty đòi nợ thuê, công ty đòi nợ thuê hcm, công ty đòi nợ thuê, công ty đòi nợ thuê tại đà nẵng, công ty đòi nợ thuê tphcm, công ty đòi nợ thuê thành công, công ty đòi nợ thuê ở hà nội, công ty đòi nợ thuê ở tphcm

sỉ túi xách tphcm giá rẻ, bỏ sỉ túi xách ở đâu, Lấy sỉ túi xách, Hoa túi, mibi