ợc áp dụng: hợp đồng có thể được lập bằng miệng hoặc bằng văn bản, có thể phải được chứng nhận, chứng thực, đăng ký, nếu pháp luật có quy định. Ðiều quan trọng: khi mua bán quyền đòi nợ, các bên không cần làm thủ tục thông báo cho người mắc nợ, như khi chuyển giao quyền yêu cầu.
Hiệu lực của hợp đồng mua bán quyền đòi nợ. Hợp đồng mua bán quyền đòi nợ có tác dụng chuyển quyền sở hữu đối với quyền đòi nợ cho người mua. Thời điểm chuyển quyền sở hữu là thời điểm mà bên mua nhận được giấy tờ xác nhận về quyền sở hữu đối với quyền đòi nợ đó hoặc từ thời điểm đăng ký chuyển giao quyền sở hữu nếu pháp luật có quy định (Ðiều 442 khoản 3).
Cũng như người chuyển giao quyền yêu cầu, người bán quyền đòi nợ chỉ phải bảo đảm về sự hiện hữu của quyền đòi nợ chứ không phải bảo đảm về khả năng thanh toán của người mắc nợ. Tuy nhiên, nếu người bán đã cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ, thì người bán phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán, nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả (Ðiều 442 khoản 2).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét